Lương tối thiểu, bao giờ tăng?

Do cả 3 đề xuất về lương tối thiểu trong buổi thảo luận của Hội đồng tiền lương quốc gia có sự "vênh", nên phương án lương tối thiểu vùng 2015 vẫn chưa đi đến thống nhất...


Tăng bao nhiêu?

Ngày 31/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp để thảo luận mức lương tối thiểu vùng năm 2015. 3 phương án được đưa ra trong buổi thảo luận, trong đó:

Đại diện Tổ chức sử dụng người lao động (Phòng Thương mại Công ngiệp Việt Nam VCCI) đề xuất mức lương tối thiểu vùng 1, áp dụng từ năm 2015 là: 3.000.000 đồng/người/tháng.

Đại diện Bộ Lao động-Thương binh- Xã hội đưa ra mức 3.050.000 đồng/người/tháng.

Tổng LĐLĐ VN đưa ra mức 3.400.000 đồng/người/tháng.

Lý giải mức lương 3.400.000 đồng/người/tháng, chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho biết: "Để đạt mục tiêu của lộ trình đến năm 2017 mức lương tối thiểu phải đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống tối thiểu của người lao động. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm 2014 đang áp dụng là 2,7 triệu đồng đối với vùng 1 và 1,9 triệu đồng ở vùng 2. Mức lương này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động".

Tổng liên đoàn Lao động đề nghị cần phải tăng lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 lên mức 3,4 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 26% so với mức lương tối thiểu cũ.

Không đồng tình với mức lương đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện Phòng Thương mại Công ngiệp Việt Nam- VCCI lại cho rằng mức lương đề xuất tối thiểu năm 2015 cho vùng 1 là 3 triệu đồng.

Mặc khác, đại diện thường trực Hội đồng tiền lương là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lại đưa ra đề xuất mức lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 là 3,05 triệu đồng/tháng.

Do cả 3 đề xuất có sự "vênh" nên phương án lương tối thiểu vùng 2015 vẫn chưa đi đến thống nhất.

Lương tối thiểu, bao giờ tăng? - Ảnh 1

Tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

Tăng lương phải tương ứng với năng suất lao động

Phân tích về những khó khăn trong quá trình thống nhất mức tăng lương tối thiểu giữa ba bên, Tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng mỗi thành viên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đều có một cách thức tính toán, một suy nghĩ khác nhau.

Theo ý kiến của đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức đại diện cho người lao động thì tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, nhưng cho đến nay bản thân tiền lương mới đảm bảo được 70% mức sống tối thiểu, vậy làm sao để đến năm 2018 tiền lương có thể đạt được 100% nhu cầu sống tối thiểu.

"Chính vì vậy, tổ chức công đoàn đề nghị mức tăng là 3,4 triệu đồng/tháng để đẩy nhanh tiến độ tiền lương đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu," ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho biết thêm: "Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì tính toán bình quân tiền lương phải gắn với năng suất lao động, Đây là một yếu tố rất quan trọng mà trước đây chúng ta bỏ quên hoặc quá nặng về nhu cầu sống của người lao động."

Tiền lương là tổng sản phẩm xã hội được phân phối để đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho người lao động, vậy nên tiền lương phải gắn với năng suất lao động.

"Năng suất lao động thấp mà tiền lương lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động là trái quy luật. Như vậy, mặc dù đời sống của người lao động còn thấp nhưng nếu nâng tiền lương thì tiền lương lại đi nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động," ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Ông Lợi cũng nêu quan điểm, mức lương tối thiểu phải tính đến là phi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... xung quanh đó tổng thể là bao nhiêu, chứ không phải chỉ là mỗi tính lương không. Chẳng hạn như quan hệ mức lương, sàn lương tối thiểu với lao động các khu vực khác ra sao, khi đưa lên thì hệ quả xã hội là cái gì?

Mặt khác nếu áp dụng trong một vùng có nghĩa là cho toàn bộ các doanh nghiệp mà doanh nghiệp tổ chức lao động là khác nhau, sử dụng lao động khác nhau mà hiệu quả sử dụng lao động là hoàn toàn khác nhau đặt ra như thế đâu có hợp.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay lo được lương tối thiểu cũng đã khó, nếu như buộc phải thu hẹp sản xuất dưới tác động của nó còn bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu con người sẽ mất việc làm chứ không phải chỉ có một cá nhân nào đó. Sản xuất tất cả đều phải giảm đi để có thể đảm bảo chỉ mỗi lương mà không tính tới cái giá trị lao động tương ứng thì nó sẽ gây hệ quả thế nào về tổng thể?

Hiện tại, cả ba bên đều có lý lẽ riêng và chưa đi đến thống nhất. Tuy nhiên, việc có đại diện ba bên cùng bàn bạc về mức tăng lương tối thiểu hàng năm là bước chuyển quan trọng trong quá trình xách định một mức tăng vừa tương ứng với năng suất lao động, vừa đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động.

Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, tuần tới Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp thống nhất mức tăng lương tối thiểu của năm 2015 để trình Chính phủ. Ngoài ba phương án tăng lương của ba bên đại diện, có thể sẽ có một phương án để dung hòa ý kiến của các bên.  
Lương tối thiểu, bao giờ tăng? 4.5 5 Unknown Do cả 3 đề xuất về lương tối thiểu trong buổi thảo luận của Hội đồng tiền lương quốc gia có sự "vênh", nên phương án lương tối thi...


No comments:

Post a Comment

Copyright © Báo Eva, báo phụ nữ online, tập chí phụ nữ. Phiên bản này   đang trong quá trình thử nghiệm và các thông tin trên Blog mang tính chất tham khảo nên mọi hành vi copy nội dung chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm