Trải lòng của một thương hiệu Việt bị cộng đồng mạng "ném đá"

Với việc ném đá không thương tiếc từ cộng đồng cho sản phẩm "Made in Việt Nam" đã vô tình tạo làm chúng tôi buồn bã và đầy thật vọng. Đó là những lời chia sẻ thật lòng của anh Trần Mạnh Hùng, trưởng nhóm chế tạo tai nghe Joinhandmade.

Gian hàng Joinhandmade đầu tiên ra mắt người tiêu dùng Việt.

Gian hàng Joinhandmade đầu tiên ra mắt người tiêu dùng Việt.

Muốn cả thế giới phải "ngã mủ" trước hàng Việt

Lần đầu tiên, thương hiệu "Made in Việt Nam" Joinhanmade xuất hiện tại triển lãm công nghệ hình ảnh hôm qua (8/5) tại TPHCM để quảng bá đồng thời tư vấn các thắc mắc xung quanh người tiêu dùng về vấn đề tai nghe được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam.

Anh Trần Mạnh Hùng, trưởng nhóm phát triển Joinhandmade.

Anh Trần Mạnh Hùng, trưởng nhóm phát triển Joinhandmade.

Anh Trần Mạnh Hùng say sưa kể với Dân trí về hành trình để tạo nên thương hiệu tai nghe trong 2 năm qua. Vì rất thích yêu âm thanh và đặc biệt là tai nghe, trước đây mình kinh doanh sản phẩm tai nghe và nhóm của mình cũng là những người tiên phong đầu tiên tại Việt Nam có thể thay dây nối cho các tai nghe. Qua kinh nghiệm kinh doanh và dùng thử rất nhiều các tai nghe, có nhiều tai nghe lên đến 20 triệu đồng, mình cũng mua và sử dụng. Tuy nhiên, xét về độ hoàn thiện sản phẩm và đẹp mắt thì vẫn chưa đủ thoả mãn cơn "khát" của mình, đó cũng là những lý do mình thúc đẩy, mong muốn tạo ra một sản phẩm tai nghe "chất" từ thiết kế đến chất lượng âm thanh và mức giá phù hợp. Và mong muốn cả thế giới có thể biết đến, Việt Nam cũng là một quốc gia có thể tạo ra những sản phẩm rất tốt.

Từ đó, thương hiệu Joinhanmade ra đời với dự án đầu tiên là tai nghe mang tên Jelly Ear, sau 2 năm đầu tư nghiên cứu và phát triển, tiêu tốn trên hơn 1 tỷ đồng (một con số không hề nhỏ) nhưng anh Hùng vẫn không nản lòng, tiếp tục để theo đuổi những đam mê mà mình muốn vươn tới.

Để thực hiện ước mơ, anh đã phải đi tìm các nguồn vật liệu ở mọi nơi trên thế giới, thử nghiệm rất nhiều, vì làm bằng thủ công, nên bắt buộc phải tỉ mỉ từng chi tiết, đặc biệt là những thành phần Driver quan trọng. Anh phải sang đến nhà máy uy tín nhất để đặt hàng và khi về Việt Nam, các driver sẽ được hàn và kiểm tra xem sau một ngày Driver có sống tốt hay không mới tiến hành kiểm tra dải âm, những driver lỗi, không đáp ứng tiêu chí đều phải loại bỏ trước khi đưa vào sản phẩm.

"Trong khi test sản phẩm, lỗi phát sinh rất nhiều, mỗi lần như thế, nhóm mình phải bắt đầu lại từ đầu, tìm ra nguyên nhân và fix lỗi. Mỗi lần mà sửa chữa được lỗi, cảm thấy sung sướng biết chừng nào, vui lắm, hạnh phúc lắm" - anh Nguyễn Mạnh Hùng hào hứng chia sẻ.

Mặt khác, khi tạo ra một tai nghe hoàn thiện, điều đầu tiên nhóm mong muốn là phải thật sự tốt nhất, khi mình nghe thấy hay, đúng như mong muốn của nhóm thì mới có thể tin được người dùng sẽ đón nhận sản phẩm một cách tốt nhất.

Với sự có mặt tại triển lãm lần này, anh Hùng cũng mong muốn nhấn mạnh rằng, nhóm mình sẽ tiếp tục đầu tư tất cả các nguồn tiền và nhân lực để có thể tạo nên một sản phẩm chất lượng trước khi tung ra thị trường. "Hãy đốt cháy hết đam mê, rồi mới mong người dùng hoà nhịp đam mê ấy" Anh Hùng nhấn mạnh.

Buồn bã trước cộng động mạng nhưng không nản lòng

"Giá này thì đầy hãng làm ra, chưa chắc làm tay lại ngon hơn hàng của các hãng kia", "Làm bằng tay sao mà ngon hơn bằng máy được", "2 triệu thì giữ xài"... là những lượt bình luận công kích dòng sản phẩm tai nghe của nhóm Joinhandmade, trong khi nhiều bình luận còn ác ý hơn, ám chỉ việc cũng như điện thoại Việt thôi, qua Trung Quốc đặt 1 cái rồi về biến nó thành "Made in Việt Nam" cùng nhiều lượt bình luận "dìm hàng" không thương tiếc trên các diễn đàn công nghệ.

Sản phẩm đầu tay Jelly Ear sau 2 năm nghiên cứu và phát triển.

Sản phẩm đầu tay Jelly Ear sau 2 năm nghiên cứu và phát triển.

Anh Hùng nói, thật sự sản phẩm vẫn chưa đến tay người tiêu dùng, chỉ có một số anh em trong nghề và một số anh em trong lĩnh vực truyền thông/báo chí thử nghiệm nhưng khi chưa thử nghiệm và cầm trên tay sản phẩm, nhiều bạn trên cộng đồng mạng chỉ trích, chê bai và ném đá sản phẩm do chính nhóm phát triển.

Trước đây, anh Hùng cũng có giới thiệu đến giới truyền thông Việt một sản phẩm đang trong giai đoạn hoàn thiện, khá nhiều người dùng trong giới truyền thông, báo chí tại Việt Nam ủng hộ và ngả mũ trước sự đam mê của nhóm bạn trẻ trên. Tuy nhiên, thay vì cùng góp ý và thẳng thắn chia sẻ cho nhóm để khắc phục và hoàn thiện một sản phẩm tốt nhất, nhiều người dùng trên cộng đồng mạng lại đưa ra những bình luận, gây khó dễ và chê bai và thậm chí ném đá.

"Mỗi lần đọc được những lời bình luận, cả nhóm rất buồn, nhiều lúc nản chí, muốn ngưng lại nhưng vì đam mê, vì mong muốn tạo ra một sản phẩm tốt nhất và chứng mình rằng đây là hàng Việt Nam, người Việt không chỉ nói mà còn làm được rất nhiều. Mình sẽ làm hết sức có thể, khi nào mình không còn đủ nguồn lực nữa mình sẽ nghỉ, vì mình không phải là người giỏi trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm nhưng vì đam mê âm thanh, mình sẽ cố gắng để có thể tạo ra một sản phẩm tai nghe tốt nhất và mình không bao giờ từ bỏ những đam mê"

Tuy vậy, cũng có nhiều bình luận thẳng thắn, chia sẻ và ủng hộ của người dùng trước sự đam mê của các bạn trẻ này. Bạn Trần Hoàng viết: "Phải ủng hộ mạnh chứ! Hàng công nghệ cao dân mình dùng toàn nhập khẩu từ nước ngoài. Dân mình cứ phải làm việc quần quật để bán những sản phẩm thô ra nước ngoài rồi lại nhập đồ công nghệ cao về dùng. Đã đến lúc sáng tạo, dám làm như các bạn trẻ đây để thay đổi cách kiếm tiền của dân ta. Ủng hộ hàng Việt để có thể tồn tại, phát triển và vươn xa ra thị trường nước ngoài! Rồi sẽ đến lúc dân mình tự chế tạo ra được trọn vẹn các thiết bị đượ Dcom 3G, Fast connect, Zcom chứ không phải chỉ thay mỗi nhãn mác, dân mình sẽ làm chủ được sản phẩm và xuất khẩu được. Mọi người đừng bình luận tiêu cực, phải đoàn kết lại thì chúng ta mới tiến xa được, lòng đố kị chỉ làm dân mình hèn đi, nghèo đi thôi!"

"Mình cũng may mắn khi có được nhiều người dùng, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh cùng các nhà bán lẻ tại Việt Nam, hoặc mới đây là Singapore liên hệ để hợp tác và làm việc. Có nhiều góp ý thẳng thắn, hướng cho mình về việc cải thiện âm thanh, thiết kế và tư vấn con đường tiếp cận người dùng. Chính vì vậy, mình và nhóm sẽ làm sao cho thật tốt để đem đến một sản phẩm mà ai cũng mong muốn." Anh Hùng nói thêm.

Theo chia sẻ của anh Hùng, vào cuối tháng 5/2014, sản phẩm tai nghe đầu tiên mang thương hiệu Joinhanmade sẽ chính thức đến tay người tiêu dùng với giá là 2 triệu đồng ở thị trường Việt Nam và Singapore. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu và cho ra mắt những chiếc tai nghe tầm trung với giá dao động từ 500 ngàn đồng để người tiêu dùng lựa chọn. 
Trải lòng của một thương hiệu Việt bị cộng đồng mạng "ném đá" 4.5 5 Unknown Với việc ném đá không thương tiếc từ cộng đồng cho sản phẩm "Made in Việt Nam" đã vô tình tạo làm chúng tôi buồn bã và đầy thật vọ...


No comments:

Post a Comment

Copyright © Báo Eva, báo phụ nữ online, tập chí phụ nữ. Phiên bản này   đang trong quá trình thử nghiệm và các thông tin trên Blog mang tính chất tham khảo nên mọi hành vi copy nội dung chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm