Mọi chuyện không chỉ có thế mà vợ anh Thanh còn cố tình gây hấn, trong bữa ăn thì xỉa xói, bới móc chuyện để bóng gió "mắng vốn" mẹ chồng, khiến cho không bữa cơm nào mẹ chồng được ngon miệng, vui vẻ. Kết hôn được gần 10 năm và đã có với nhau 2 người con "đủ nếp đủ tẻ", điều kiện kinh tế lại thuộc hàng khá giả, gia đình anh Chiến (Gia Lâm - Hà Nội) đáng ra sẽ là niềm mơ ước, ngưỡng vọng của nhiều người và của riêng anh Chiến. Vậy nhưng khác với mong đợi, cuộc hôn nhân 10 năm ấy luôn khiến anh Chiến luôn mang trong mình nỗi ấm ức, bức xúc vì anh trót lấy phải cô vợ ngỗ ngược, coi chồng và gia đình nhà chồng không ra gì. Anh Chiến chia sẻ rằng chừng ấy năm chung sống, không ngày nào là anh không mong vợ suy nghĩ thấu đáo trước khi nói và hành động.
"Không đụng mặt nhau thì thôi, không có chuyện gì để nói. Thế nhưng cứ về đến nhà, nhìn thấy tôi là cô ấy mặt mày "xưng xỉa" tìm cách "đá thúng đụng nia". Bình thường mọi công việc, vun vén, có lợi cho cô ấy thì không sao, biếu tiền ông bà ngoại thì nhẹ bẫng... Ấy vậy mà cứ cái gì gắn đến nhà nội là cô ấy hoặc là cố tình lờ đi, không chi một xu hoặc là lu loa bố mẹ chồng bòn mót, ăn bám" - anh Chiến tâm sự.
Nghĩ rằng vợ chồng sống với nhau không chỉ vì tình mà còn vì nghĩ, sống còn để cho con cái sau này noi theo, bởi thế anh Chiến luôn nhường nhịn, chịu đựng những cơn chao chát, mắng chồng như tát nước vào mặt. Bình thường anh cũng cố gắng cân bằng trong cách quan tâm, chăm sóc gia đình nội - ngoại hai bên. Thế nhưng việc anh Chiến nhường nhịn cũng không mảy may làm vợ anh bận tâm suy nghĩ.
"Có vẻ như cô ấy cho rằng mình là phó giám đốc chi nhanh, kiếm nhiều tiền hơn chồng một chút thì cô ấy có quyền về mạt sát, ra lệnh cho chồng như ra lệnh với nhân viên. Hai vợ chồng ở riêng, tuần nào cô ấy cũng quắp 2 con về nhà ngoại 2 ngày cuối tuần. Cùng ở trong một thành phố vậy nhưng ông bà nội có khi cả năm chỉ được gặp cháu hai, ba lần. Nếu tôi tạt về thăm bố mẹ mình một lát thì cô ấy lại mánh khóe đay nghiến tôi rằng lại dấm dúi cho bố mẹ tôi cái này, cái kia. Mà dù tôi có cho thì cô ấy cũng không nên cư xử kiểu như vậy. Cô ấy cũng phải suy nghĩ rằng tôi được thế này đâu chỉ là nhào đất sét nặn lên. Nói ra thì vợ chồng lại ầm ỏm, hay ho gì đâu. Thế nhưng điều cô ấy khiến tôi chán nản, khổ tâm là cô ấy quá coi thường chồng và gia đình nhà chồng" - anh Chiến nói.
Anh khốn khổ vì vợ mình quá ngỗ ngược (ảnh minh họa)
Lần nào muốn các con về thăm ông bà, anh Chiến đều phải chủ động lập kế hoạch và "xin phép" vợ trước cả tuần lễ. Điều khiến anh buồn nhất là vợ mình "đầu độc" suy nghĩ của các con rằng nhà ông bà nội bẩn nên không được ăn uống gì ở đó. "Hai đứa con tôi, một đứa lên 8 tuổi, một đứa 6 tuổi vốn đã sống cách biệt với ông bà nội, đã không quấn quýt lại thêm những điều không hay vợ tôi nói về ông bà nên hai đứa con mỗi lần về thăm ông bà thì như bước vào vương quốc hủi. Ghế chúng nó không dám ngồi, ông bà cho gì cũng không ăn" - anh Chiến cho hay.
Anh Chiến còn nhớ có lần đưa các con về đúng bữa cơm chiều của bố mẹ anh, hai ông bà thấy cháu thì lật đật đi lấy bát đũa. Vậy nhưng khi mẹ anh vừa kéo tay bảo hai cháu ngồi xuống ăn cơm thì đứa con út của anh vùng vằng hét lên rằng: "Cháu không ăn, đồ bà nấu bẩn lắm!", khiến cho hai ông bà gần như chết lặng người. "Bố mẹ tôi vốn tính ôn tồn, yêu con, quý cháu. Có gì cũng để dành cho con cho cháu. Cho nên khi nghe đứa cháu nói như thế thì không khỏi đau lòng. Khi tôi hỏi con rằng ai nói với con như thế, thằng bé bảo mẹ dạy thế, mẹ dặn không được ăn gì ở nhà ông bà, ăn về sẽ bị đau bụng. Rồi cháu còn nhại lại giọng của mẹ mắng ông bà là "Ông bà già chết tiệt, bẩn thỉu". Tôi nào đâu có đòi hỏi vợ phải phục tùng, nâng nựng gì bố mẹ mình đâu mà cô ấy như kiểu bị dồn nén bức xúc. Càng ngày cô ấy càng hỗn láo, ngỗ ngược. Mẹ chồng ốm cả tháng, không một lời hỏi thăm. Tết năm vừa rồi tôi bị tai nạn, chân gãy, không đi được đâu, cô ấy cũng tranh thủ trốn biệt không thèm qua nhà chơi và chúc Tết bố mẹ chồng... Nói ra thì đúng thật là đắng mặt và xấu hổ nhưng cái thói ngỗ ngược của cô ấy khiến tôi ngày càng chán nản" - anh Chiến thở dai
Cũng mang nỗi niềm bức xúc về cô vợ ngỗ ngược như anh Chiến là anh Thành (Hà Đông - Hà Nội). Anh Thanh cho biết: "Mang chuyện nhà ra nói đã là không hay ho gì, huống hồ là mang tật xấu, thói hư của vợ ra lạm bàn trước bàn dân thiên hạ. Vậy nhưng cô ấy khiến tôi quá thất vọng, mệt mỏi nên chỉ muốn làm bung hết lên rồi muốn ra sao thì ra". Theo lời anh Thành thì vợ anh vốn là người phụ nữ cộc cằn, ăn nói thiếu suy nghĩ và "không biết trên biết dưới, biết trước biết sau... là gì".
Anh kể: "Nhà mình vốn chỉ có hai chị em, bố thì mất sớm nên việc chăm sóc mẹ thì mình phải là người nặng hơn chị. Vậy nhưng suốt ngày cô ấy đi so đo rằng chị gái mình bòn rút, moi móc tiền của của mẹ. Mà tiền của thì mẹ mình lấy đâu ra. Một thân một mình vất vả nuôi con ăn học chừng ấy năm trời rồi dựng vợ, gả chồng cho các con... thì lấy đâu ra của nả gì. Vợ chồng mình nói thực ra cũng có đỡ đần được mẹ gì đâu. Tiếng là ở chung nhưng tiền ăn mẹ đóng góp, thậm chí còn hỗ trợ. Chị gái mình đi lấy chồng nhưng tháng nào cũng đều đặn biếu mẹ một khoản. Vậy mà mỗi lần thấy chị gái mình về là cô ấy lại bóng gió 'con gái cái bòn', rồi 'còn có cái xác khô sao không rước luôn đi cho rảnh nợ'... Mình đã không biết bao lần nhỏ to tâm sự với cô ấy nhưng cô ấy vẫn chứng nào tật ấy..." - anh Thanh thở dài tâm sự.
Rồi anh kể tiếp: "Khi cô ấy cần tiền làm ăn, vợ chồng tôi cùng đến nhà chị gái tôi vay tiền. Cô ấy lúc đó nói ngon ngọt, một chị, hai em. Ấy vậy mà khi anh rể tôi cần tiền đề lo công chuyện. Vừa mới ngỏ ý hỏi vợ chồng tôi có tiền trả nợ chưa thì cô ấy đã nhảy chồm chồm, mắng anh rể tôi rất vô lý. Kiểu như định quỵt nợ".
Mọi chuyện không chỉ có thế mà vợ anh Thanh còn cố tình gây hấn, trong bữa ăn thì xỉa xói, bới móc chuyện để bóng gió "mắng vốn" mẹ chồng, khiến cho không bữa cơm nào mẹ chồng được ngon miệng, vui vẻ. Cũng đã có một vài lần, vì quá bức xúc trước thái độ ngỗ ngược của vợ, anh Thành đã hất văng mâm cơm và mắng vợ. "Thế nhưng tôi làm thế thì mẹ tôi càng buồn. Bà cứ xua đi rồi len lét gạt nước mắt. Tôi đúng là vô dụng, đến vợ cũng không dạy được để cô ta hỗn hào với mẹ mình" - anh Thanh bức xúc nói
"Không đụng mặt nhau thì thôi, không có chuyện gì để nói. Thế nhưng cứ về đến nhà, nhìn thấy tôi là cô ấy mặt mày "xưng xỉa" tìm cách "đá thúng đụng nia". Bình thường mọi công việc, vun vén, có lợi cho cô ấy thì không sao, biếu tiền ông bà ngoại thì nhẹ bẫng... Ấy vậy mà cứ cái gì gắn đến nhà nội là cô ấy hoặc là cố tình lờ đi, không chi một xu hoặc là lu loa bố mẹ chồng bòn mót, ăn bám" - anh Chiến tâm sự.
Nghĩ rằng vợ chồng sống với nhau không chỉ vì tình mà còn vì nghĩ, sống còn để cho con cái sau này noi theo, bởi thế anh Chiến luôn nhường nhịn, chịu đựng những cơn chao chát, mắng chồng như tát nước vào mặt. Bình thường anh cũng cố gắng cân bằng trong cách quan tâm, chăm sóc gia đình nội - ngoại hai bên. Thế nhưng việc anh Chiến nhường nhịn cũng không mảy may làm vợ anh bận tâm suy nghĩ.
"Có vẻ như cô ấy cho rằng mình là phó giám đốc chi nhanh, kiếm nhiều tiền hơn chồng một chút thì cô ấy có quyền về mạt sát, ra lệnh cho chồng như ra lệnh với nhân viên. Hai vợ chồng ở riêng, tuần nào cô ấy cũng quắp 2 con về nhà ngoại 2 ngày cuối tuần. Cùng ở trong một thành phố vậy nhưng ông bà nội có khi cả năm chỉ được gặp cháu hai, ba lần. Nếu tôi tạt về thăm bố mẹ mình một lát thì cô ấy lại mánh khóe đay nghiến tôi rằng lại dấm dúi cho bố mẹ tôi cái này, cái kia. Mà dù tôi có cho thì cô ấy cũng không nên cư xử kiểu như vậy. Cô ấy cũng phải suy nghĩ rằng tôi được thế này đâu chỉ là nhào đất sét nặn lên. Nói ra thì vợ chồng lại ầm ỏm, hay ho gì đâu. Thế nhưng điều cô ấy khiến tôi chán nản, khổ tâm là cô ấy quá coi thường chồng và gia đình nhà chồng" - anh Chiến nói.
Anh khốn khổ vì vợ mình quá ngỗ ngược (ảnh minh họa)
Lần nào muốn các con về thăm ông bà, anh Chiến đều phải chủ động lập kế hoạch và "xin phép" vợ trước cả tuần lễ. Điều khiến anh buồn nhất là vợ mình "đầu độc" suy nghĩ của các con rằng nhà ông bà nội bẩn nên không được ăn uống gì ở đó. "Hai đứa con tôi, một đứa lên 8 tuổi, một đứa 6 tuổi vốn đã sống cách biệt với ông bà nội, đã không quấn quýt lại thêm những điều không hay vợ tôi nói về ông bà nên hai đứa con mỗi lần về thăm ông bà thì như bước vào vương quốc hủi. Ghế chúng nó không dám ngồi, ông bà cho gì cũng không ăn" - anh Chiến cho hay.
Anh Chiến còn nhớ có lần đưa các con về đúng bữa cơm chiều của bố mẹ anh, hai ông bà thấy cháu thì lật đật đi lấy bát đũa. Vậy nhưng khi mẹ anh vừa kéo tay bảo hai cháu ngồi xuống ăn cơm thì đứa con út của anh vùng vằng hét lên rằng: "Cháu không ăn, đồ bà nấu bẩn lắm!", khiến cho hai ông bà gần như chết lặng người. "Bố mẹ tôi vốn tính ôn tồn, yêu con, quý cháu. Có gì cũng để dành cho con cho cháu. Cho nên khi nghe đứa cháu nói như thế thì không khỏi đau lòng. Khi tôi hỏi con rằng ai nói với con như thế, thằng bé bảo mẹ dạy thế, mẹ dặn không được ăn gì ở nhà ông bà, ăn về sẽ bị đau bụng. Rồi cháu còn nhại lại giọng của mẹ mắng ông bà là "Ông bà già chết tiệt, bẩn thỉu". Tôi nào đâu có đòi hỏi vợ phải phục tùng, nâng nựng gì bố mẹ mình đâu mà cô ấy như kiểu bị dồn nén bức xúc. Càng ngày cô ấy càng hỗn láo, ngỗ ngược. Mẹ chồng ốm cả tháng, không một lời hỏi thăm. Tết năm vừa rồi tôi bị tai nạn, chân gãy, không đi được đâu, cô ấy cũng tranh thủ trốn biệt không thèm qua nhà chơi và chúc Tết bố mẹ chồng... Nói ra thì đúng thật là đắng mặt và xấu hổ nhưng cái thói ngỗ ngược của cô ấy khiến tôi ngày càng chán nản" - anh Chiến thở dai
Cũng mang nỗi niềm bức xúc về cô vợ ngỗ ngược như anh Chiến là anh Thành (Hà Đông - Hà Nội). Anh Thanh cho biết: "Mang chuyện nhà ra nói đã là không hay ho gì, huống hồ là mang tật xấu, thói hư của vợ ra lạm bàn trước bàn dân thiên hạ. Vậy nhưng cô ấy khiến tôi quá thất vọng, mệt mỏi nên chỉ muốn làm bung hết lên rồi muốn ra sao thì ra". Theo lời anh Thành thì vợ anh vốn là người phụ nữ cộc cằn, ăn nói thiếu suy nghĩ và "không biết trên biết dưới, biết trước biết sau... là gì".
Anh kể: "Nhà mình vốn chỉ có hai chị em, bố thì mất sớm nên việc chăm sóc mẹ thì mình phải là người nặng hơn chị. Vậy nhưng suốt ngày cô ấy đi so đo rằng chị gái mình bòn rút, moi móc tiền của của mẹ. Mà tiền của thì mẹ mình lấy đâu ra. Một thân một mình vất vả nuôi con ăn học chừng ấy năm trời rồi dựng vợ, gả chồng cho các con... thì lấy đâu ra của nả gì. Vợ chồng mình nói thực ra cũng có đỡ đần được mẹ gì đâu. Tiếng là ở chung nhưng tiền ăn mẹ đóng góp, thậm chí còn hỗ trợ. Chị gái mình đi lấy chồng nhưng tháng nào cũng đều đặn biếu mẹ một khoản. Vậy mà mỗi lần thấy chị gái mình về là cô ấy lại bóng gió 'con gái cái bòn', rồi 'còn có cái xác khô sao không rước luôn đi cho rảnh nợ'... Mình đã không biết bao lần nhỏ to tâm sự với cô ấy nhưng cô ấy vẫn chứng nào tật ấy..." - anh Thanh thở dài tâm sự.
Rồi anh kể tiếp: "Khi cô ấy cần tiền làm ăn, vợ chồng tôi cùng đến nhà chị gái tôi vay tiền. Cô ấy lúc đó nói ngon ngọt, một chị, hai em. Ấy vậy mà khi anh rể tôi cần tiền đề lo công chuyện. Vừa mới ngỏ ý hỏi vợ chồng tôi có tiền trả nợ chưa thì cô ấy đã nhảy chồm chồm, mắng anh rể tôi rất vô lý. Kiểu như định quỵt nợ".
Mọi chuyện không chỉ có thế mà vợ anh Thanh còn cố tình gây hấn, trong bữa ăn thì xỉa xói, bới móc chuyện để bóng gió "mắng vốn" mẹ chồng, khiến cho không bữa cơm nào mẹ chồng được ngon miệng, vui vẻ. Cũng đã có một vài lần, vì quá bức xúc trước thái độ ngỗ ngược của vợ, anh Thành đã hất văng mâm cơm và mắng vợ. "Thế nhưng tôi làm thế thì mẹ tôi càng buồn. Bà cứ xua đi rồi len lét gạt nước mắt. Tôi đúng là vô dụng, đến vợ cũng không dạy được để cô ta hỗn hào với mẹ mình" - anh Thanh bức xúc nói
No comments:
Post a Comment