Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh

Sân Hàng Đẫy cỏ mọc xanh trên tường

Sau khi Kiến Thức có bài phản ánh Công trình trăm tỉ bong tróc, nứt toác, mới đây, chúng tôi lại tiếp tục mục sở thị SVĐ Hàng Đẫy, Cung thể thao Quần Ngựa, nhà thi đấu Gia Lâm, SVĐ huyện Hoài Đức, Hà Nội... Tại sân vận động Hàng Đẫy, chúng tôi nhận thấy, các văn phòng công năng được cho thuê thành quán cà phê, cửa hàng quần áo....

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Khu vực khán đài B SVĐ Hàng Đẫy, Hà Nội nhìn rất cũ.

Nhìn bên trong và bên ngoài công trình đã xuống cấp một cách thảm hại và chỉ một số ít người lui tới. Xung quanh sân vận động đặc biệt là các khu cửa ra vào đã thành nơi tập kết cho các bà cô bán hàng nước, hàng rong và các khu gửi xe tạm bợ.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Phía trong SVĐ Hàng Đẫy.

Ở SVĐ Hàng Đẫy, PV Kiến Thức nhận thấy bên ngoài khán đài B, nơi được cho thuê làm quán nước, trà đá, nơi làm quán cà phê... thậm chí có nơi đang là bếp nấu ăn, nơi xích chó...

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Phía ngoài SVĐ Hàng Đẫy là nơi trú mưa, nắng của những chú chó.

Tường bao phía ngoài khán đài B rêu bám xanh rì, ẩm thấp, cây xanh cỏ dại mọc trên tường rất tươi. Còn ở khán dài A, có một bức tường lên khán đài cũng bị xuống cấp, bê tông bung khỏi sắt, để lộ thanh sắt hoen gỉ.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Cây xanh cỏ dại mọc xanh trên tường bao SVĐ Hàng Đẫy.

Tại đây, anh Trần Văn Tùng (30 tuổi, người uống nước trà đá bên khán đài B) cho biết: "Tôi đến SVĐ Hàng Đẫy xem bóng đá khá nhiều lần rồi. Tôi thấy mặt sân không được đẹp, xuống cấp khá nhiều, mặc dù mặt cỏ thường xuyên được chăm sóc. Ghế các khán dài hư hỏng gần hết, chỉ còn lại những khối bê tông thôi".

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Lối lên khán đài A cửa số 7 bị bong bê tông trơ khung sắt.

Nhiều người từng chứng kiến hiện trạng của SVĐ Hàng Đẫy đều cho rằng, SVĐ này không thể tổ chức bóng đá cho Asiad 18 được. Nếu các cơ quan chức năng muốn tổ chức môn bóng đá ở sân Hàng Đẫy thì phải nâng cấp lại mới đá được. Nếu cứ để như vậy, tổ chức giải bóng đá Đông Nam Á còn khó, nói gì đến Asiad.

Cỏ mọc, dân bán hàng lấn chiếm kệ họ

Bà Nguyễn Thị Tuất (69 tuổi, nhà cạnh khán đài B, người bán hàng nước trà đá dưới chân, phía ngoài khán đài B) cho biết: "Khu đất không trước nhà, mình thì mở quán nước để bán kiếm đồng ra đồng vào. Khi nào họ không cho bán thì mình chạy, nhưng từ lâu tới giờ có ai nói gì đâu.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Khuôn viên SVĐ Hàng Đẫy, Hà Nội bị "băm" nơi quá trà đá, nơi để bếp tổ ong...

Ở khoảng không phía ngoài khán đài B, người dân biến nơi đây thành nơi để bếp nấu cơm, quán trà đá, quán ốc... mạnh ai người ấy chiếm.

Trước đây khu này là cửa ra vào và bán vé vào sân vận động, giờ có ai đến xem đâu mà mở cửa. Để trống chẳng làm gì nên ban quản lý cho thuê hết rồi. Chỗ nào chưa cho thuê thì dân gần đây thấy để trống cũng lấy làm chỗ bán hàng".

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Theo vị trưởng ban quản lý SVĐ Hàng Đẫy, họ bán kệ họ...

Khi chúng tôi gặp Trưởng ban quản lý SVĐ Hàng Đẫy để tìm hiểu thêm về vấn đề này, vị này tỏ ra khá dửng dưng: "Dân bán hàng thì kệ họ. Các anh có quan sát được gì là việc của các anh. Chưa có sự chỉ đạo của cấp trên (Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội - PV), tôi sẽ không trả lời gì thêm".

SVĐ Cột cờ thành bãi cỏ, Cung thể thao Quần Ngựa cho thuê kín chỗ

Theo quan sát của PV Kiến Thức tại sân vận động Cột Cờ, đến lúc này chỉ còn lại bãi cỏ mọc xanh um, chỗ cao, chỗ thấp. Bên ngoài sân là các bãi xe ô tô, xe máy, người ra vào gửi xe khá nhộn nhịp. Thậm chí ở đây, còn treo cả biển rửa xe ô tô, xe máy.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
SVĐ Cột Cờ chỉ còn lại bãi cỏ và bãi trông giữ xe ô tô, xe máy.

Còn tại cung thể thao Quần Ngựa, anh Nguyễn Trung Sơn (34 tuổi, nhà gần cung thể thao Quần Ngựa) cho biết: "Tiếng là cung thể thao, nhưng đến lúc này họ cho thuê làm nơi kinh doanh hết rồi còn đâu. Người dân có muốn vào tập thể thao phải thuê mới được tập.

Xây dựng cung thể thao to như vậy, để phục vụ người dân, nhưng người dân chúng tôi có được hưởng lợi gì từ nó đâu. Nhà thi đấu, phòng chờ, phòng công năng.... ở trong khuôn viên ban quản lý cung cho thuê làm quán cà phê, bia-a hết rồi con đâu".

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Cung thể thao Quần Ngựa nhìn bề ngoài rất hoàng tráng, nhưng bên trong bị chia nhỏ...

Ở cung thể thao Quần Ngựa, quận Ba Đình, Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, chưa có dấu hiệu bong nứt, nhưng các cánh cửa đã có sự suy yếu, xuống cấp với thời gian. Cung thể thao Quần Ngựa có khá nhiều quán cà phê, câu lạc bộ thể hình, nơi tập đấu vật, bãi trông giữ xe...

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
... làm câu lạc bộ bia a, thể hình...

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề cung thể thao Quần Ngựa mà người dân phản ánh, PV Kiến Thức tìm ông Trần Bá Kiệt - Trưởng ban quản lý cung thể thao Quần Ngựa để có câu trả lời thỏa đáng tới bạn đọc.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Cung thể thao Quần Ngựa đang là nơi tập luyện môn vật.

Tuy nhiên, khi tiếp chúng tôi, ông Kiệt nói: "Phóng viên không được chụp ảnh ở đây, tôi không có trách nhiệm trả lời và cũng không trả lời báo chí. Việc trả lời thuộc thẩm quyền của lãnh đạo trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội. Tôi không nói cũng không bình luận gì về cung thể thao này và cũng không nói về chuyện tổ chức Asiad...".

Khi chúng tôi chào ông Kiệt ra về, ông này còn gọi một nhân viên bảo vệ đi theo chúng tôi nhằm không cho phóng viên chụp ảnh.

Khu vực nhà thi đấu thành trụ sở PCCC

Sau khi Kiến Thức có bài phản ánh Công trình trăm tỉ bong tróc, nứt toác, mới đây, chúng tôi lại tiếp tục mục sở thị các công trình xây dựng phục vụ cho SEA Games 23 ở Hà Nội như nhà thi đấu Gia Lâm và SVĐ huyện Hoài Đức, Hà Nội...

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Khán đài SVĐ Hoài Đức, huyện Hoài Đức, không còn như này mới khánh thành.

Có mặt tại SVĐ Hoài Đức, huyện Hoài Đức, Hà Nội, mặc dù vừa mới xây dựng xong, tuy nhiên đến lúc này xuất hiện khá nhiều vết nứt nhỏ, ghế ở khán đài hình tổ chim không còn đẹp như ngày mới khánh thành.

Còn ở nhà thi đấu Gia Lâm, các lối lên khán đài và những bức tường cùng đường vào đang bị bong tróc hư hỏng. Tại đây cũng xảy ra tình trạng tương tự như ở SVĐ Quần Ngựa, công trình được chia nhỏ để cho thuê kinh doanh như mở câu lạc bộ thể hình, bi a và nhiều hoạt động khác.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Nhà thi đấu Gia Lâm...

Bên cạnh nhà thi đấu Gia Lâm là nơi trú quân của lực lượng PCCC, khiến mọi người đến đây nhầm tưởng là vào đơn vị PCCC. Còn ở khu thể thao, cung thể thao dưới nước có khá nhiều quán xá và lớp học cùng bãi trông xe ô tô, xe máy.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
... nơi trú chân của lực lương PCCC.

Phóng viên bị cấm chụp ảnh ở SVĐ, nhà thi đấu

Quay trở lại vấn đề "mục sở thị" của phóng viên Kiến thức, ở nhà thi đấu Gia Lâm, khi chúng tôi đến, một nhân viên bảo vệ không cho chúng tôi vào khán đài quan sát, mặc dù có xuất trình giấy tờ. Khi chúng tôi hỏi tên nhân viên bảo vệ này cũng không nói.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Trước nhà thi đấu Gia Lâm treo rất nhiều biển quảng cáo.

Đây là nhà thi đấu, công dân bình thường có thể tham quan và đi bộ tập thể dục được nhưng không hiểu vì sao họ lại ngăn không cho phóng viên tác nghiệp, không cho bất cứ ai chụp ảnh.

Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh
Nhân viên bảo vệ xưng tên là Dũng không cho PV chụp ảnh, quay phim.

Còn tại SVĐ Hoài Đức, huyện Hoài Đức, Hà Nội, sau khi PV Kiến Thức vào vai người dân đến sân thăm quan đi bộ thì vào được. Tuy nhiên, đến khi chúng tôi giới thiệu là phóng viên muốn ghi lại một vài hình ảnh về sân vận động này, ngay lập tức, nhân viên bảo vệ xưng tên là Dũng nói: "Bọn anh không được phép cho người ngoài vào quay phim, chụp ảnh ở đây. Chụp quang cảnh ngoài sân cũng không được".

Khi chúng tôi đề nghị gặp ban quản lý của sân vận động để trao đổi, phỏng vấn thì bị từ chối. Sau đó, nhiều lần chúng tôi tìm đến trung tâm thể thao huyện Hoài Đức, Hà Nội để có câu trả lời cụ thể về vụ việc. Tuy nhiên, những lần chúng tôi đến nơi này, đều nhận được câu trả lời, các lãnh đạo đi học hết rồi, hẹn khi khác.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng ban quản lý, giám đốc của các công trình thể thao trên nhận ra rằng việc để công trình xuống cấp, cho thuê địa điểm kinh doanh là việc làm sai trái nên không muốn báo chí phản ánh?
Điểm mặt công trình thể thao xuống cấp, mọc rêu, cho thuê kinh doanh 4.5 5 Unknown Sân Hàng Đẫy cỏ mọc xanh trên tường Sau khi Kiến Thức có bài phản ánh Công trình trăm tỉ bong tróc, nứt toác, mới đây, chúng tôi...


No comments:

Post a Comment

Copyright © Báo Eva, báo phụ nữ online, tập chí phụ nữ. Phiên bản này   đang trong quá trình thử nghiệm và các thông tin trên Blog mang tính chất tham khảo nên mọi hành vi copy nội dung chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm