Tôi là con gái, con gái Việt 100%. Tôi cũng chưa từng sang Mỹ hay bất kì một quốc gia nào để biết gái Tây hay chồng Tây hơn gì gái Việt, chồng Việt cả.
Tôi tự hỏi, sao người Việt mình cứ thích so sánh "của mình" với "của người ta" thế nhỉ?
Nói cho nhanh, cho gọn thì tôi muốn tống nguyên cục shit vào mồm cái thằng cứ mở mồm ra khen gái Tây hơn gái Việt, chiều chồng hơn gái Việt, thoáng trong chuyện ấy hơn gái Việt,…
Nói thế này nhé, bạn cứ thấy ngay ở trong nước thôi, giữa nông thôn với thành thị, giữa học cao với học ít đã có sự khác nhau rõ rệt trong nhận thức rồi. Thế mà bạn lại đi so sánh giữa hai xã hội cách nhau mấy trăm năm phát triển, bộ não bạn chỉ để cho có đủ bộ phận thôi à?
Nguyên cái văn hóa xếp hàng còn mấy chục năm nữa chắc gì đã thực hiện được thì nói gì tới bình đẳng giới hay những thứ to tát hơn. Rõ ràng, việc bạn đang ở xã hội nào, trình độ phát triển đến đâu thì phải áp dụng những thứ ở trình độ tương xứng.
Đàn ông nhé! Anh có chắc trong tư tưởng của anh con nào cũng được không hay anh vẫn thích con trai hơn? Và liệu anh dù không thích lắm vẫn chấp nhận nhà hai đứa con gái thì bố mẹ, họ hàng nhà anh có chấp nhận không hay lại ra nói một câu, vào đá vài câu?
Anh có chắc thấy vợ mình không còn trinh mặt anh có ngắn tũn, nhăm như quả mướp đắng không mà đòi bạn gái thoáng trong chuyện ấy? Anh ăn anh sướng rồi cái thắng đi đổ vỏ nó làm khổ bạn gái cũ của anh anh có quan tâm không?
Cái ảnh hưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, đòi hỏi con gái công dung ngôn hạnh cả nghìn năm nay thấm vào máu của từng người Việt rồi anh ạ.
***
Lại vấn đề lấy chồng Tây sướng. Cách đây vài tháng tôi có lên facebook kêu than chán học muốn lấy chồng. Ấy là hai, ba bà trẻ lấy chồng bên Úc với Mỹ hỏi luôn có muốn lấy chồng Tây không bà giới thiệu cho? Nào là chồng Tây thích lắm, chiều vợ lắm không như chồng Việt đâu. Nào là ở nước ngoài thoải mái chứ không gò bó, làm gì cũng phải để ý vừa mắt thiên hạ như ở Việt Nam. Tôi sợ quá gửi sms cười trừ kêu cháu không muốn xa bố mẹ đâu. Cháu lấy chồng Việt được rồi và xóa luôn status.
Phụ nữ muốn bình đẳng đúng không? Ai cũng biết vật chất quyết định ý thức. Vậy nếu bạn là nữ, bạn muốn bình đẳng kiểu người này nấu cơm, người kia rửa bát thì bạn độc lập về kinh tế đi.
Nếu gái đi ăn không để đàn ông trả tiền, không đòi hỏi quà cáp cho những ngày rất con - gái như Giáng Sinh, Hallowen, kỉ niệm một tháng, một năm yêu nhau, … Nếu gái không quản lý ví của chồng, nếu gái và chồng đóng góp tiền sinh hoạt gia đình như nhau, cùng nhau góp tiền mua nhà, mua xe hay những thứ tương tự thế. Tóm lại, nếu gái độc lập về kinh tế, thì gái sẽ được bình đẳng ngay. Không tin, thử thì biết!
Ví dụ nhé, Nhật Bản với Hàn Quốc là hai quốc gia cực kỳ gia trưởng dù kinh tế rất phát triển. Tại sao ư? Tại vì phụ nữ nước họ phần lớn đều ở nhà chăm lo cho chồng con. Vậy nên việc họ phải nấu cơm, rửa bát, dọn nhà hay quan tâm việc giáo dục con cái cũng là chuyện thường. Thế nếu họ không làm những việc ấy, chả nhẽ để ông chồng sáng đi làm kiếm tiền nuôi gia đình tối về nấu cơm, rửa bát, lau nhà chắc? Mơ đi.
Lại như ở Việt Nam, bạn kêu bạn bị phân biệt đối xử ư? Thế thì đến làng chài ở thử xem. Ở đó phụ nữ mới gọi là khổ nhé. Tại vì họ không có khả năng ra khơi bắt cá, hoàn toàn phụ thuộc vào chồng nên thậm chí họ còn không có tên trong cây gia phả ý. Đến đó mà kêu gọi quyền bình đẳng xem mùa quýt năm nào được nhé.
Thời kỳ nguyên thủy là thời kỳ mẫu hệ chả phải là do phụ nữ nắm quyền phân chia tài sản đó thôi.
Tóm lại là, dù ở xã hội nào, đất nước nào, mấy nghìn năm trước hay trăm năm sau thì vật chất vẫn quyết định ý thức. Muốn có bình đẳng thì bạn phải sở hữu vật chất trước đã nhé.
***
Một chuyện rất không liên quan mấy. Mấy ông con trai cứ khen con gái miền Nam chiều chồng, con gái miền Bắc thì chửi chồng xoen xoét.
Hờ, thế sao không nói luôn con gái miền Nam rất thực tế. Nay anh còn kiếm ra tiền thì chiều như ông Hoàng, mai anh thất nghiệp họ sẵn sàng theo thằng khác ngay?
Phụ nữ miền Bắc hay mắng chồng, cũng đúng. Nhưng mà họ mắng vẫn mắng, anh có thất nghiệp họ vẫn không bỏ anh, vẫn cùng anh gánh vác nhé. Xét về độ chung thủy, hơn đứt!
Dù sao, văn hóa vùng miền, quốc gia là khác nhau. Vậy nên đừng đòi hỏi thái quá. Muốn abc như vùng xyz chứ gì? Đến đó mà sống, mà đòi hỏi!
No comments:
Post a Comment